Người EQ thấp thích nói 4 câu này, ai nghe cũng chẳng ưa: Mong bạn không trúng câu nào!
04/07/2025 09:55 AM | Sống
Việc thường xuyên dùng 4 câu nói này trong giao tiếp không chỉ gây mất thiện cảm mà còn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang thiếu EQ.
EQ (trí tuệ cảm xúc) đang ngày càng trở thành một trong những kỹ năng quan trọng trong công việc, đời sống và các mối quan hệ. Tuy nhiên, EQ thấp không chỉ thể hiện ở hành vi mà còn bộc lộ rất rõ qua lời nói. Một số câu nói tưởng như vô hại lại có thể khiến người khác cảm thấy tổn thương, xa cách hoặc mất niềm tin.EQ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công trong giao tiếp, công việc và cuộc sống. Người có EQ cao thường biết kiểm soát cảm xúc, đồng cảm với người khác và cư xử khéo léo trong các tình huống khó xử.
Ảnh minh hoạ.
Ngược lại, người EQ thấp có xu hướng thiếu tinh tế, dễ làm người khác cảm thấy tổn thương, khó chịu dù không cố ý. Dưới đây là 4 câu nói điển hình của người EQ thấp.
1. “Lỗi là do bạn”
Đây là câu nói điển hình phản ánh thói quen đổ lỗi. Khi gặp xung đột hay vấn đề, người EQ thấp có xu hướng đẩy lỗi sang người khác thay vì tự xem lại vai trò của mình. Điều này thường gây ra mâu thuẫn trong giao tiếp.Người có EQ cao không đổ lỗi cho người khác về cảm xúc của mình. Họ hiểu rằng cảm xúc là kết quả của cách nhìn nhận tình huống và trách nhiệm quản lý cảm xúc thuộc về chính họ. Họ biết rằng khi đổ lỗi, mình sẽ không học được gì từ sự việc, mà chỉ làm người khác tổn thương và kéo dài vấn đề.Thay vì nói: “Lỗi là do bạn!”, họ sẽ chọn cách tiếp cận bình tĩnh hơn: “Chúng ta cùng xem lại chuyện này, có thể cả hai phía đều có điều cần rút kinh nghiệm”.Họ tìm giải pháp thay vì tìm người chịu lỗi. Người EQ cao hướng đến cải thiện, chứ không tìm chiến thắng trong tranh luận.
Ảnh minh hoạ.
2. “Tôi không quan tâm bạn cảm thấy thế nào”
Đây là câu nói thể hiện rõ sự thiếu đồng cảm, một trong những yếu tố cốt lõi của trí tuệ cảm xúc.Việc coi thường cảm xúc của người khác là biểu hiện rõ ràng của EQ thấp. Khi ai đó bộc lộ cảm xúc, dù là nỗi buồn, sự tổn thương, điều họ cần nhất là được lắng nghe và thấu hiểu, không phải là sự phủ nhận.Thay vì phủ nhận cảm xúc, người EQ cao sẽ phản hồi bằng sự thấu cảm như: “Tôi rất tiếc khi biết bạn đang cảm thấy như vậy. Có điều gì tôi có thể làm để giúp bạn không?”Câu trả lời không cần phức tạp, nhưng đủ để thể hiện sự sẵn sàng lắng nghe, từ đó mở ra một cuộc đối thoại tích cực và gắn kết hơn.
3. “Tôi xin lỗi, được chưa?”
Câu nói này nghe thì giống một lời xin lỗi, nhưng thực chất lại mang đầy thái độ miễn cưỡng, thiếu chân thành. Nó thường xuất hiện khi người nói muốn kết thúc tranh cãi cho xong, chứ không thật sự nhận lỗi hay quan tâm đến cảm xúc người đối diện.Thay vì hạ nhiệt mâu thuẫn, kiểu xin lỗi “cho có” này lại dễ khiến người nghe cảm thấy không được tôn trọng.Người có EQ cao hiểu rằng, một lời xin lỗi đúng lúc và đúng cách không chỉ thể hiện sự trưởng thành, mà còn là bước đầu tiên để hàn gắn và duy trì kết nối. Họ không cần lời lẽ hoa mỹ, chỉ cần đủ thành tâm và thể hiện mong muốn cải thiện.
4. “Tôi không thay đổi. Đây là chính tôi”
Câu nói này thường được người EQ thấp sử dụng như một cách để từ chối tiếp thu góp ý và khép lại mọi cơ hội thay đổi. Người EQ thấp thường cứng nhắc, thiếu linh hoạt, dễ xem lời góp ý là sự chỉ trích thay vì là cơ hội để cải thiện.Có niềm tin vào bản thân là điều tích cực. Nhưng nếu niềm tin ấy đi kèm với sự đóng khung, không sẵn sàng lắng nghe hay điều chỉnh, thì đó lại là biểu hiện của sự bảo thủ và là rào cản lớn cho cả sự nghiệp lẫn các mối quan hệ.Người có EQ cao hiểu rằng, việc lắng nghe, tiếp nhận phản hồi và điều chỉnh bản thân là điều cần thiết để tiến bộ, không phải là biểu hiện của yếu đuối, mà là dấu hiệu của sự trưởng thành.
Ảnh minh hoạ
EQ không bẩm sinh mà là kỹ năng có thể rèn luyện
EQ được hình thành và nâng cao qua từng hành vi giao tiếp hằng ngày, từ cách lắng nghe, phản hồi đến cách ta kiểm soát cảm xúc trong các tình huống khó xử. Việc điều chỉnh những câu nói quen miệng, học cách đặt mình vào vị trí người khác và lựa chọn cách cư xử tinh tế hơn chính là nền tảng để phát triển trí tuệ cảm xúc. Bởi đôi khi, chỉ một thay đổi nhỏ trong cách ta trò chuyện cũng đủ tạo ra khác biệt lớn trong sự gắn kết và chất lượng của các mối quan hệ. Theo Mini